1. CodeIgniter là gì?

CodeIgniter là một trong những PHP framework phổ biến nhất trong những năm trở lại đây. Nó được xây dựng với tiêu chí: phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản và sáng sủa. Phiên bản chính thức đầu tiên của CodeIgniter được công bố ngày 28/02/2006, cho đến nay phiên bản hiện tại là V 2.2.0. CodeIgniter cũng như nhiều PHP framework khác, sử dụng mô hình MVC. Một số thông tin thêm về framework này các bạn có thể tìm hiểu trên trang chủ: http://ellislab.com/codeigniter hoặc google.

2. Vì sao tôi chọn CodeIgniter?

Tính năng và ưu điểm:

  • Hỗ trợ nhiều nền tảng CSDL.
  • Định dạng/chuẩn hóa form và dữ liệu đầu vào.
  • Cache page: cải thiện tốc độ và giảm tải cho máy chủ.
  • Source code gọn nhẹ, tốc độ thực thi nhanh.
  • Đơn giản trong việc cài đặt, cấu hình, cấu trúc thư mục đơn giản, rõ ràng …

Kết luận: CI thích hợp với những người mới bắt đầu với PHP Framework hoặc cần phát triển ứng dụng nhanh.

Một số nhược điểm của CI:

  • Chưa hỗ trợ Object Relational Mapping.
  • Chưa hỗ trợ Ajax. Phải sử dụng các thư viện ngoài.

3. Download và cài đặt CodeIgniter:

Khuyến khích các bạn sử dụng version mới nhất từ trang chủ http://ellislab.com/codeigniter.

Loạt tutorial này sẽ sử dụng các demo trên localhost (Wamp hoặc Xamp Server).

Cách cài đặt: trong thư mục root (www trong Wamp hoặc htdocs trong Xamp) tạo một thư mục, ví dụ: learnci. Giải nén bản download vào thư mục này. Tiếp theo mở fileapplication/config/config.php và thực hiện cấu hình như sau:

  • Base URL: $config['base_url']= 'http://localhost/learnci/';
  • Tip: có thể thay đổi tên thư mục systemapplication để tăng tính bảo mật, tuy nhiên trong file index.php cần sửa lại giá trị 2 biến: $system_folder$application_folder.
  • Nếu ứng dụng của bạn sử dụng database thì cần phải cấu hình một chút ở file application/config/database.php (xem Bài 5).

Bây giờ bật trình duyệt lên và gõ: localhost/learnci. Nếu hiện lên thông báo Welcome to Codeigniter  thì nghĩa là quá trình cài đặt thành công!

Rate this post